IoT là gì ?
Vài trò và ứng dụng trong công nghiệp 4.0

I. IoT là gì?

IoT là viết tắt của “Internet of Things” – một khái niệm trong công nghệ mô tả việc kết nối các thiết bị đến internet và chúng kết với nhau để trao đổi dữ liệu và thực hiện các hoạt động mà trước đây thường do con người thực hiện. Ý tưởng cơ bản của IoT là cho phép các thiết bị khác nhau thu thập dữ liệu thông qua các cảm biến và truyền tải dữ liệu thông qua kết nối internet tới các máy chủ, nơi dữ liệu được phân tích và xử lý.

Ví dụ: Kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm môi trường làm việc.

II. Vài trò ứng và ứng dụng trong công nghiệp 4.0

1. Tăng hiệu suất sản xuất:

IoT cho phép các thiết bị, máy móc gắn cảm biến trong quy trình sản xuất truyền tải dữ liệu. Từ đó biết được thời gian chạy dừng máy để có giải pháp xử lý phù hợp.

2. Kiểm soát năng suất chất lượng:

IoT cho phép thu thập số liệu năng suất chất lượng theo thời gian thực. Điều này giúp doanh nghiệp kiểm soát chất lượng và tiến độ sản xuất tốt hơn.

3. Quyết định dựa trên dữ liệu:

Các hệ thống IoT cho phép giám sát liên tục các thông số vận hành, cảnh báo sớm về sự cố và cung cấp dữ liệu thời gian thực để hỗ trợ việc ra quyết định dựa trên dữ liệu.

4. Tăng dự đoán bảo trì:

Sử dụng dữ liệu thu thập từ các thiết bị để dự đoán khi nào cần bảo trì hoặc thay thế, giúp tránh được sự cố không mong muốn và giảm thiểu thời gian dừng máy.

5. Tăng an toàn lao động:

Cảm biến IoT có thể giúp theo dõi điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn cho nhân viên và tự động thông báo khi có nguy cơ.

6. Tích hợp chuỗi cung ứng:

IoT giúp kết nối toàn bộ chuỗi cung ứng từ nguyên liệu đến sản phẩm hoàn chỉnh, giúp tăng cường quản lý lưu thông và giảm thiểu thất thoát. Kiểm soát và theo dõi trạng thái sản phẩm trong quá trình di chuyển và lưu kho.

7. Tiết kiệm năng lượng và tài nguyên:

IoT cho phép theo dõi và quản lý việc sử dụng năng lượng và tài nguyên (như nước, nguyên liệu) một cách hiệu quả hơn.

8. Tăng linh hoạt và tự động hóa:

Sản xuất dựa trên IoT cho phép linh hoạt thích ứng với thay đổi nhanh chóng của thị trường và nhu cầu của khách hàng, đồng thời tăng cường tính tự động hóa trong quy trình sản xuất.

9. Tăng mức độ tối ưu quá trình:

IoT thu thập dữ liệu đầu vào, đầu ra và phân tích đưa ra các giải pháp tối ưu.

Ví dụ: phân tích, tính toán lượng phân bón, độ ẩm, nước tối ưu cho từng cây trồng để chi phí trồng trọt thấp nhất.

10. Hướng tới môi trường sản xuất thông minh:

IoT trong sản xuất mang đến khả năng kết nối và tương tác giữa các thiết bị và máy móc thông qua Internet, tạo nên một môi trường sản xuất thông minh. Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể tạo ra một môi trường làm việc năng động và đáp ứng nhanh chóng đối với sự biến đổi của thị trường và yêu cầu khách hàng.

11. Tích hợp cùng với hệ thống phần mềm erp:

IoT mang vài trò thu thập thông tin theo thời gian thực, tất cả thông tin thu thập được gửi về hệ thống ERP phân tích và xử lý.

TÓM TẮT:

IoT có vài trò quan trọng trong việc thu thập dữ liệu trong thời gian thực, cộng với sự hỗ trợ của hệ thống phần mềm ERP giúp cho việc xử lý dữ liệu một cách khoa học. Từ đó giúp cho người điều hành ra quyết định nhanh và chính xác hơn.



trong ERP
What is CRM?
What are the objectives of a CRM system?